VPS phục vụ đa dạng nhu cầu cho người sử dụng, nhưng cũng tiềm ẩn các nguy cơ rò rỉ thông tin và bị đánh cắp dữ liệu nếu không được bảo vệ đúng cách. Sau đây ZoneCloud sẽ mang đến cho bạn 10 cách bảo mật VPS, giúp bảo vệ tài nguyên số một cách hiệu quả và ngăn chặn các mối đe dọa từ Internet.
Mục lục
ToggleBảo mật VPS: Tại sao lại quan trọng?
Bảo mật VPS là yếu tố cực kỳ quan trọng, đặc biệt với các hệ thống lưu trữ dữ liệu có giá trị hay vận hành các dịch vụ yêu cầu sự ổn định cao như ngân hàng. Sau đây là những lý do tại sao bảo mật VPS lại quan trọng đến thế:
- Phòng chống virus và malware: VPS là mục tiêu phổ biến của các cuộc tấn công mạng bằng phần mềm độc hại, với mục đích mã hóa toàn bộ dữ liệu trên máy chủ và đòi tiền chuộc.
- Hạn chế gián đoạn dịch vụ: Các cuộc tấn công như DDoS hoặc Brute Force sẽ khiến VPS bị quá tải và mất khả năng phản hồi.
- Bảo vệ dữ liệu người dùng: Dữ liệu trên VPS thường bao gồm thông tin quan trọng như dữ liệu nội bộ doanh nghiệp hoặc cơ sở dữ liệu ứng dụng. Nếu bị truy cập trái phép, dữ liệu có thể bị đánh cắp, chỉnh sửa hoặc xóa bỏ.
- Đảm bảo hoạt động ổn định: Máy chủ ảo bị tấn công sẽ bị giảm hiệu suất hoạt động, ngược lại, một hệ thống được bảo mật tốt sẽ giảm thiểu việc lãng phí tài nguyên, đảm bảo tốc độ truy cập và vận hành ổn định.
- Bảo vệ uy tín và hình ảnh thương hiệu: Sự cố bảo mật không chỉ gây thiệt hại về mặt kỹ thuật và tài chính mà còn ảnh hưởng lâu dài đến độ tin cậy của doanh nghiệp trong mắt người dùng và đối tác.
VPS thường đối mặt với những mối đe dọa nào?
Ngày nay, có rất nhiều nguy cơ và cách thức tấn công mạng vào VPS của bạn nếu không được bảo mật tốt. Sau đây là những mối đe dọa mà bạn sẽ gặp phải:
Malware & Ransomware
Các phần mềm độc hại (Malware) hướng đến việc chiếm quyền điều khiển hoặc phá hoại máy chủ. Trong đó, Ransomware mã hóa dữ liệu để yêu cầu tiền chuộc. Những mã độc này thường xâm nhập qua các tệp tải về không rõ nguồn gốc hoặc email lừa đảo.

Tấn công DDoS
Tấn công DDoS, còn được gọi là tấn công từ chối dịch vụ làm đóng băng hệ thống của bạn bằng cách gửi một lượng lớn truy cập, khiến máy chủ không thể đáp ứng các truy cập hợp lệ. Phương pháp này gây gián đoạn dịch vụ và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Tấn công Brute Force
Tấn công Brute Force là kỹ thuật mà kẻ tấn công thử tất cả mật khẩu cho đến khi tìm ra mật khẩu đúng. Việc này có thể dẫn đến việc chiếm quyền truy cập vào tài khoản quản trị nếu hệ thống không có biện pháp bảo vệ như giới hạn số lần thử mật khẩu.

Lỗ hổng Zero-Day
Đây là các lỗ hổng bảo mật chưa được phát hiện hoặc chưa được khắc phục, cho phép kẻ tấn công khai thác mà không bị phát hiện.

Lý do khiến VPS của bạn bị hacker nhắm đến
Ngoài các nguyên nhân phổ biến như không cập nhật bảo mật định kỳ hoặc sử dụng các dịch vụ không đáng tin. Dưới đây là 2 lý do khiến VPS của bạn bị nhắm đến.
Mật khẩu yếu hoặc dễ đoán
Nếu mật khẩu truy cập VPS của bạn quá đơn giản hoặc dễ đoán, hacker có thể dễ dàng sử dụng các công cụ để tấn công Brute Force và chiếm quyền truy cập vào hệ thống. Hãy sử dụng mật khẩu có độ dài tối thiểu 12 ký tự, kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt, đồng thời nên thay đổi định kỳ để tăng cường bảo mật.

Ứng dụng Trojan
Trojan là phần mềm độc hại được ngụy trang dưới dạng ứng dụng hợp pháp, thường được tải về từ các nguồn không đáng tin cậy. Khi cài đặt trên VPS, Trojan có thể mở port để hacker có thể truy cập và điều khiển hệ thống từ xa.
15 biện pháp bảo mật VPS hiệu quả nhất
Cấu hình Firewall (Tường lửa)
Firewall đóng vai trò như lớp phòng vệ đầu tiên, giúp ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài. Người dùng nên cấu hình firewall thông qua iptables, firewalld, UFW, hoặc sử dụng các công cụ tích hợp sẵn trên cPanel/DirectAdmin. Đồng thời, bạn chỉ nên giữ lại những cổng (port) thật sự cần thiết như SSH, HTTP, HTTPS và giới hạn địa chỉ IP được phép truy cập SSH hoặc RDP.
Cài đặt phần mềm bảo mật
Hãy cài đặt các phần mềm bảo vệ như:
- Fail2ban: tự động chặn IP sau nhiều lần đăng nhập sai.
- ClamAV hoặc Maldet: quét và loại bỏ mã độc.
- CSF (ConfigServer Security & Firewall): công cụ bảo mật mạnh mẽ dành cho cPanel.
Sử dụng công cụ bảo vệ VPS
Ngoài việc cấu hình thủ công, người dùng có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ bảo vệ VPS một cách toàn diện và tiện lợi hơn. Các công cụ phổ biến như:
- DDoS Deflate hoặc DDoS-GUARD: Công cụ chống tấn công DDoS, giúp lọc và giới hạn lượng truy cập bất thường.
- CSF (tường lửa mạnh mẽ cho các hệ thống dùng cPanel).
Bật xác thực đa yếu tố (MFA)
Kết hợp mật khẩu và mã xác thực từ thiết bị cá nhân (ví dụ: OTP) giúp tăng cường bảo vệ tài khoản khỏi các cuộc tấn công Brute Force. Có thể tích hợp Google Authenticator hoặc Authy cho SSH và các dịch vụ web.

Thiết lập mật khẩu mạnh
Dùng mật khẩu dài tối thiểu 12 ký tự, có chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Hạn chế sử dụng lại mật khẩu và nên đổi định kỳ.
Thường xuyên cập nhật hệ điều hành và phần mềm
Luôn giữ cho VPS của bạn ở trạng thái cập nhật mới nhất để vá các lỗ hổng bảo mật đã biết. Sử dụng Windows Update hoặc các lệnh như yum update (CentOS) hoặc apt update (Ubuntu/Debian).
Tắt các cổng không cần thiết
Chỉ nên mở những cổng phục vụ mục đích cần thiết như HTTP (80), HTTPS (443) và SSH (22). Người dùng nên tắt các cổng không sử dụng để tránh bị scan và khai thác.
Thiết lập hệ thống sao lưu định kỳ
Backup thường xuyên giúp bạn nhanh chóng khôi phục hệ thống nếu xảy ra sự cố. Có thể dùng snapshot của nhà cung cấp, rsync, hoặc dịch vụ backup tự động.
Tránh cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc
Chỉ cài ứng dụng từ kho chính thức hoặc nhà phát triển uy tín. Phần mềm không được kiểm tra kỹ có thể chứa mã độc hoặc trojan đánh cắp dữ liệu.

Theo dõi và giám sát hệ thống
Tích hợp thêm các công cụ giám sát như Netdata, Zabbix hay Prometheus để theo dõi CPU, RAM, băng thông, giúp phát hiện sớm các hoạt động bất thường trên VPS.
Phân quyền người dùng hợp lý
Tạo người dùng và nhóm người dùng với quyền hạn phù hợp theo từng vai trò trong hệ thống. Đối với các tác vụ cần quyền quản trị, nên cấp quyền thông qua lệnh sudo để đảm bảo tính kiểm soát và tránh cấp quyền không cần thiết cho mọi tài khoản.
Cài đặt chứng chỉ SSL cho website và dịch vụ
Sử dụng SSL giúp mã hóa dữ liệu khi truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt, ngăn chặn việc nghe lén và giả mạo. Có thể sử dụng chứng chỉ SSL miễn phí: Let’s Encrypt.
Xem ngay: Cách cài đặt SSL cho VPS
Vô hiệu hóa SMB nếu không dùng
Giao thức SMB từng bị khai thác qua ransomware như WannaCry. Nếu không sử dụng chia sẻ tệp qua mạng nội bộ, hãy tắt dịch vụ này để giảm rủi ro.
Chặn các IP nước ngoài
Nếu hệ thống của bạn chỉ phục vụ tại một khu vực nhất định (ví dụ: Việt Nam), hãy giới hạn truy cập từ IP quốc tế để giảm nguy cơ tấn công từ botnet toàn cầu.
Chọn nhà cung cấp VPS uy tín
Cuối cùng, một trong những yếu tố quyết định đến mức độ bảo mật VPS chính là nhà cung cấp dịch vụ. Thuê máy chủ VPS tại ZoneCloud, khách hàng không chỉ sở hữu hạ tầng mạnh mẽ, bảo mật tốt, mà còn có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7, giúp bạn xử lý nhanh chóng các sự cố và tư vấn kịp thời các phương án bảo vệ hệ thống.
ZoneCloud là đơn vị cung cấp VPS chất lượng cao tại Việt Nam, sở hữu hạ tầng hiện đại trang bị CPU Intel Xeon Gold, ổ cứng SSD tốc độ cao, cùng băng thông không giới hạn. ZoneCloud cam kết uptime lên đến 99.9%, đảm bảo hoạt động ổn định. Đồng thời, đội ngũ kỹ thuật chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc cấu hình, tối ưu và bảo mật VPS một cách hiệu quả nhất.