VPN và VPS là hai thuật ngữ phổ biến nhưng dễ bị nhầm lẫn vì đều là cụm từ viết tắt khá giống nhau. Nếu như VPN mang đến khả năng truy cập Internet an toàn và riêng tư, VPS lại đóng vai trò như một máy chủ ảo riêng biệt phục vụ cho việc lưu trữ website hoặc vận hành ứng dụng.
Vậy VPN và VPS khác nhau ở điểm nào? Đâu mới là lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn? Hãy cùng ZoneCloud tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.”
Mục lục
ToggleSơ lược về VPN
VPN là gì?
Mạng riêng ảo, hay còn gọi là VPN (Virtual Private Network), là giải pháp thiết lập kết nối an toàn và riêng tư thông qua mạng Internet công cộng. VPN được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ nhờ khả năng mã hóa dữ liệu, bảo vệ thông tin cá nhân, cũng như che giấu hoạt động truy cập của bạn khỏi nhà cung cấp dịch vụ và các bên thứ ba.

Ưu điểm, nhược điểm của VPN
Ưu điểm:
Sau đây là những ưu điểm nổi bật của mạng riêng ảo (VPN) được nhiều người ưa chuộng:
- Lướt web an toàn: VPN mã hóa dữ liệu, giúp bạn tránh bị theo dõi khi duyệt web.
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân: VPN giúp bảo vệ thông tin cá nhân khỏi các mối đe dọa mạng.
- Đảm bảo quyền riêng tư: Che giấu địa chỉ IP và danh tính thực của bạn khỏi các bên thứ ba.
- An toàn khi sử dụng Wi-Fi công cộng: Tránh bị đánh cắp thông tin khi truy cập Internet tại quán cà phê, sân bay, khách sạn.
- Hỗ trợ làm việc từ xa: Nhân viên có thể truy cập tài nguyên nội bộ của công ty một cách bảo mật từ bất kỳ đâu.
- Thay đổi vị trí địa lý: VPN giúp bạn “giả lập” đang ở một quốc gia khác, giúp dễ dàng truy cập các website, nội dung bị giới hạn tại Việt Nam.
Nhược điểm:
Dù VPN là một giải pháp bảo mật hiệu quả, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Giảm tốc độ kết nối: Việc mã hóa và chuyển tiếp dữ liệu qua máy chủ VPN có thể khiến tốc độ Internet chậm hơn.
- Chi phí: Các dịch vụ VPN chất lượng cao thường yêu cầu trả phí, dao động từ $10 – $15/tháng khi đăng ký theo năm.
- Ứng dụng VPN độc hại: Một số ứng dụng VPN kém uy tín có thể chứa phần mềm độc hại hoặc đánh cắp dữ liệu người dùng.
- Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Khi sử dụng dịch vụ VPN, nếu nhà cung cấp gặp sự cố kỹ thuật hoặc ngừng hoạt động, quyền truy cập và dữ liệu của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Nguy cơ rò rỉ thông tin: Nếu kết nối VPN bị ngắt bất ngờ, dữ liệu có thể bị lộ ra ngoài nếu không có tính năng Kill Switch.
- Các gói miễn phí bị hạn chế: Các dịch vụ VPN miễn phí phí thường có hiệu năng thấp do bị giới hạn băng thông, tốc độ và số lượng máy chủ.
Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tạo VPN từ VPS.
Dùng VPN khi nào?
Sau đây là những trường hợp bạn nên sử dụng VPN để bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của mình:
- Giao dịch quan trọng: Khi thực hiện các kết nối chứa thông tin quan trọng như tài khoản ngân hàng, hợp đồng điện tử hoặc thông tin cá nhân, VPN giúp mã hóa toàn bộ dữ liệu để tránh rủi ro bị đánh cắp.
- Làm việc từ xa: Nếu người dùng cần truy cập vào hệ thống nội bộ của công ty từ bên ngoài, VPN giúp đảm bảo kết nối an toàn và bảo mật thông tin doanh nghiệp.
- Sử dụng Wi-Fi công cộng: Khi kết nối Internet tại quán cà phê, sân bay, khách sạn. VPN giúp tránh bị tin tặc tấn công hoặc nghe lén dữ liệu.
- Truy cập website, nội dung bị giới hạn: VPN giúp người sử dụng bỏ qua các rào cản kiểm duyệt hoặc giới hạn địa lý khi truy cập các website, nội dung như HBO Max, Netflix.
- Bảo vệ quyền riêng tư: Mạng riêng ảo giúp ẩn danh và ngăn chặn bên thứ ba theo dõi hoạt động trực tuyến của bạn như tải phần mềm hay truy cập website.

Sơ lược về VPS
VPS là gì?
VPS là tên viết tắt của Virtual Private Server, một máy chủ ảo được tạo thành từ việc chia nhỏ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Mỗi VPS hoạt động độc lập, có hệ điều hành riêng và tài nguyên riêng như CPU, RAM, ổ đĩa, giúp đảm bảo hiệu suất ổn định với quyền kiểm soát cao hơn.

Ưu điểm, nhược điểm của VPS
Ưu điểm:
Với công nghệ ảo hóa hiện đại, VPS (Virtual Private Server) mang lại nhiều lợi ích vượt trội:
- Hiệu năng ổn định: Nhờ sử dụng môi trường độc lập và tài nguyên riêng biệt, VPS không bị ảnh hưởng bởi các website hoặc ứng dụng khác trên cùng máy chủ.
- Chi phí hợp lý: Rẻ hơn việc thuê một máy chủ vật lý (dedicated server) nhưng vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu lưu trữ website, ứng dụng hay triển khai VPN cá nhân.
- Toàn quyền quản lý: Người dùng có toàn quyền truy cập root (Linux) hoặc admin (Windows), cho phép kiểm soát mọi cấu hình hệ thống.
- Tự do cài đặt phần mềm: Bạn được tự do cài đặt bất kỳ phần mềm, hệ điều hành hoặc dịch vụ nào theo nhu cầu.
- Dễ dàng mở rộng: Khách hàng dễ dàng nâng cấp RAM, CPU hoặc ổ cứng một cách linh hoạt khi nhu cầu tăng lên.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Các nhà cung cấp VPS uy tín như ZoneCloud có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7 qua nhiều kênh như Zalo, ticket, điện thoại.
Nhược điểm:
Bên cạnh những lợi ích, VPS cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc:
- Yêu cầu kiến thức kỹ thuật: Người dùng cần có kiến thức cơ bản về hệ điều hành, bảo mật và cấu hình server để hệ thống vận hành hiệu quả.
- Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Dù độc lập về tài nguyên, VPS vẫn chạy trên một máy chủ vật lý, nếu máy chủ vật lý gặp trục trặc, tất cả VPS trên đó đều bị ảnh hưởng.
- Tốn thời gian quản trị: Người dùng phải tự chịu trách nhiệm cập nhật hệ điều hành, phần mềm và xử lý lỗi kỹ thuật – trừ khi sử dụng dịch vụ Managed VPS (VPS được quản lý).
Dùng VPS khi nào?
Dưới đây là những trường hợp bạn nên sử dụng VPS thay vì các dịch vụ hosting thông thường:
- Cần tốc độ và hiệu năng cao: VPS cung cấp tài nguyên riêng biệt như CPU, RAM, ổ cứng, giúp xử lý tác vụ nhanh chóng và ổn định hơn, đặc biệt với các website hoặc ứng dụng có lưu lượng truy cập lớn.
- Muốn toàn quyền cấu hình hệ thống: Máy chủ riêng ảo cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn máy chủ – từ việc lựa chọn hệ điều hành, cài đặt phần mềm cho đến cấu hình hệ thống theo nhu cầu sử dụng.
- Phục vụ dự án đang mở rộng Nếu website hoặc ứng dụng của bạn đang tăng trưởng về người dùng hoặc lưu lượng truy cập, VPS là lựa chọn lý tưởng nhờ khả năng nâng cấp linh hoạt mà không cần chuyển đổi sang hệ thống mới.
- Cần độ bảo mật cao: So với Hosting, VPS hạn chế nguy cơ bị ảnh hưởng từ các website khác và cho phép bạn chủ động thiết lập các lớp bảo mật như VPN, tường lửa.
- Dành cho môi trường thử nghiệm và phát triển: VPS là công cụ hữu ích cho lập trình viên, startup trong việc xây dựng môi trường thử nghiệm hoặc kiểm thử sản phẩm.

So sánh VPN và VPS
VPN và VPS đều giúp tăng cường tính riêng tư và kiểm soát dữ liệu. Tuy nhiên, mỗi dịch vụ có mục đích sử dụng khác nhau và thường được tích hợp cùng nhau để gia tăng hiệu quả. Dưới đây là các tiêu chí so sánh cụ thể:
Tiêu chí | VPN (Virtual Private Network) | VPS (Virtual Private Server) |
Mục đích sử dụng | Tạo kết nối riêng tư, mã hóa dữ liệu, vượt rào cản địa lý | Lưu trữ website, chạy ứng dụng, tạo môi trường máy chủ riêng |
Phạm vi hoạt động | Bảo vệ kết nối Internet trên thiết bị của người dùng | Chạy như một máy chủ độc lập trên hạ tầng ảo hóa |
Nhóm khách hàng | Cá nhân, nhân viên làm việc từ xa, người thường xuyên online | Lập trình viên, doanh nghiệp, website có lưu lượng cao |
Độ bảo mật | Mã hóa kết nối, ẩn IP, tránh theo dõi từ ISP hoặc bên thứ ba | Tùy theo cấu hình, có thể rất cao nếu quản lý tốt |
Tài nguyên sử dụng | Không yêu cầu nhiều tài nguyên (chủ yếu phụ thuộc vào phần mềm VPN) | Dùng tài nguyên ảo hóa (CPU, RAM, ổ cứng) riêng biệt |
Yêu cầu chuyên môn | Hầu như không cần, người dùng chỉ cài app và kết nối | Cần kiến thức quản trị server, bảo mật, tối ưu hệ thống |
Chi phí | Miễn phí hoặc trả phí theo tháng/năm | Trả phí thuê máy chủ hàng tháng hoặc năm, linh hoạt nâng cấp |
ZoneCloud – Cung cấp dịch vụ VPS uy tín, chất lượng tại Việt Nam
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng số, ZoneCloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, kết hợp cùng hạ tầng phần cứng cao cấp nhằm mang đến dịch vụ VPS chất lượng vượt trội cho khách hàng.
- Hiệu suất và tốc độ: ZoneCloud sử dụng công nghệ ảo hóa Proxmox tiên tiến, toàn bộ máy chủ được trang bị CPU Xeon Gold mạnh mẽ, mang lại hiệu năng xử lý tối ưu. Chúng tôi cung cấp VPS tốc độ cao với hiệu năng vượt trội, đáp ứng tốt từ nhu cầu cá nhân đến hệ thống doanh nghiệp.
- Tính ổn định: Hạ tầng được đặt tại Datacenter đạt chuẩn Tier 3, đảm bảo uptime lên đến 99,9%, giúp hệ thống của bạn hoạt động xuyên suốt và liên tục. Khách hàng có thể tự do lựa chọn hệ điều hành, hỗ trợ đầy đủ Windows và Linux.
- Chi phí hợp lý: ZoneCloud phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng với mức giá khởi điểm chỉ từ 207.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, chúng tôi có ưu đãi giảm giá lên đến 40% khi thanh toán theo năm, giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí trong dài hạn.
- Chăm sóc khách hàng: Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ người dùng qua nhiều kênh như Fanpage, Zalo OA và hệ thống Ticket, đảm bảo hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và tận tâm.
- Chính sách minh bạch: ZoneCloud cam kết hoàn tiền nếu dịch vụ không đáp ứng kỳ vọng hoặc phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, khách hàng được miễn phí backup định kỳ hàng tuần, giúp dữ liệu luôn được bảo vệ an toàn.
Liên hệ ZoneCloud ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm hạ tầng VPS chất lượng cao với chi phí tối ưu nhất!